Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân Quản lý nhà nước có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có sức khỏe tốt; có những kỹ năng làm việc tốt; có kiến thức về quản lý nhà nước, thực tiễn hoạt động hệ thống hành chính nhà nước ở Việt Nam và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước; có năng lực độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng tự học nâng cao trình độ, tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư.
Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức
Vận dụng các kiến thức cơ bản về xã hội, kinh tế và quản lý nhà nước, những kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước, đủ khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề quản lý hành chính đặt ra trong thực tiễn trên các lĩnh vực.
Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp: Áp dụng những kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước, giải quyết các vấn đề về quản lý hành chính trong cuộc sống.
- Thể hiện năng lực học tập, nghiên cứu, phân tích quản lý hành chính, giải quyết các thủ tục hành chính.
- Thực hiện thành thạo kỹ năng giao tiếp hiệu quả, đàm phán, làm việc nhóm và soạn thảo các loại văn bản quản lý nhà nước, văn bản hành chính, quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu cơ quan, nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành.
- Vận dụng kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích một cách độc lập, tổ chức công sở, phòng làm việc khoa học, lập kế hoạch, quản lý thời gian hiệu quả.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Thể hiện phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước, có nhân cách và kỷ cương.
- Thể hiện ý thức rèn luyện sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Đảm nhận công việc ở vị trí lãnh đạo, quản lý, công việc chuyên viên trong các cơ quan hành chính hoặc công việc liên quan tới quản trị trong các tổ chức kinh tế - xã hội cả ở khu vực công và khu vực tư.
- Công tác tại các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Quản lý nhà nước.
- Có thể học thêm ngành đại học thứ 2 những ngành có cùng các môn xét tuyển như: Luật, Chính trị học, Báo chí, Công tác xã hội, Du lịch,…
- Có thể học sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Trình độ ngoại ngữ và tin học
- Ngành Quản lý nhà nước yêu cầu chuẩn đầu ra đối với trình độ Ngoại ngữ khi thỏa một trong các điều kiện sau đây:
+ Có trình độ Tiếng Anh tối thiểu B1 (khung tham chiếu Châu Âu) hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định ở khung năng lực ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ do Trường tổ chức.
+ Có kết quả đạt các học phần Tiếng Anh chính quy do Trường tổ chức.
- Ngành Quản lý nhà nước yêu cầu chuẩn đầu ra đối với trình độ Tin học khi có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra Tin học do Trường tổ chức.
Chuẩn đầu vào
Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam) thỏa điều kiện dự tuyển theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo các phương thức xét tuyển
Tùy vào từng phương thức xét tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, Trường Đại học Võ Trường Toản quy định cụ thể như sau:
- Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có điểm xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Võ Trường Toản quy định.
- Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Điểm xét tuyển từ 18,0 điểm trở lên (tổng điểm 03 môn trong tổ hợp xét tuyển sau khi đã cộng các điểm ưu tiên).
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi riêng để tuyển sinh của Nhà trường hoặc của các cơ sở giáo dục đại học (các đại học, học viện, trường đại học) tổ chức.
Chuẩn đầu ra
Kiến thức
- Nhận biết và giải thích các kiến thức về giáo dục thể chất, an ninh quốc phòng và nắm vững kiến thức cơ sở về những nguyên lý cơ bản về lý luận chính trị; có sức khỏe tốt và kiến thức ngoại ngữ, tin học để phục vụ công việc.
- Diễn giải một cách có hệ thống các kiến thức về khoa học xã hội, nhân văn và chính trị để làm nền tảng lý luận cho sự hiểu biết và vận dụng vào quản lý.
- Xử lý, phân tích và vận dụng các kiến thức về khoa học quản lý, pháp lý; kiến thức về khoa học tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, quản lý nhân sự trong khu vực công, hoạch định và phân tích chính sách công, quản lý kinh tế và tài chính công và các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác.
- Vận dụng các kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng mềm để thực hiện các công việc hành chính.
- Vận dụng kiến thức về cách tổ chức nhóm cho hoạt động khoa học và thực tiễn, phương pháp lấy thông tin và truyền tải thông tin chính xác của các kiến thức chuyên ngành đến những đối tượng khác nhau và vận dụng trong nghiên cứu khoa học.
Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo kỹ năng lập kế hoạch, hoạch định trong công việc, soạn thảo văn bản, tổ chức công sở, quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
- Thể hiện khả năng quan sát, phân tích và giải quyết vấn đề; giao tiếp, thuyết trình, đàm phán; làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm; lập kế hoạch và quản lý thời gian làm việc hiệu quả, có khả năng tự học và tự nghiên cứu chuyên sâu.
- Thực hiện thành thạo kỹ năng quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học; có khả năng quản lý các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp.
- Thể hiện năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý hành chính đã được đào tạo.
- Thể hiện khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường; phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về pháp lý.
- Vận dụng kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn và các dạng tư duy khác (biện chứng, phân tích, phán đoán).
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Thể hiện phẩm chất chính trị - đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị.
- Thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học.
- Thể hiện sức khỏe tốt, phù hợp với hoạt động nghề nghiệp ngành, chuyên ngành.
< Lùi | Tiếp theo > |
---|