Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung:
Đào tạo nhân lực có kiến thức cơ bản về xã hội, kinh tế và luật học; đồng thời có kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Người học có khả năng vận dụng thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực của đời sống; thể hiện được các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm, soạn thảo văn bản; cũng như rèn luyện lối sống, phẩm chất đạo đức tốt, luôn tuân thủ theo chủ trương của Nhà nước.
Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về xã hội, kinh tế và luật học.
- Vận dụng những kiến thức chuyên sâu về pháp luật hành chính, dân sự, hình sự, đủ khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn trên các lĩnh vực.
Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, áp dụng những kiến thức chuyên sâu về pháp luật hành chính, hình sự, dân sự; giải quyết các tranh chấp xảy ra trên các lĩnh vực của đời sống.
- Thể hiện được năng lực học tập, nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng tư duy một cách độc lập.
- Thể hiện khả năng áp dụng các kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp hiệu quả, đàm phán, làm việc nhóm và soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Thể hiện phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước, có nhân cách và kỷ cương.
- Thể hiện ý thức rèn luyện sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Chuyên gia về pháp luật hành chính, hình sự, dân sự có thể đảm nhiệm các vị trí công việc ở các cơ quan tư pháp, hành pháp, lập pháp, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan, tổ chức ngoài quốc doanh.
- Chuyên viên, cán bộ, công chức, thư ký tại các cơ quan nhà nước như Tòa án Nhân dân các cấp, Viện kiểm sát Nhân dân các cấp, công an, các bộ ngành của chính phủ, Ủy ban Nhân dân, sở, phòng, ban ở địa phương.
- Tổ chức nghiên cứu và các đơn vị tư vấn pháp lý (công ty luật, văn phòng luật, trọng tài thương mại).
- Chuyên viên tư vấn, phân tích, giải quyết các tranh chấp về dân sự, hành chính, hôn nhân, gia đình, thừa kế.
- Chuyên viên làm việc tại các Trung tâm trọng tài thương mại; công ty tư vấn pháp lý và các công ty luật.
- Pháp chế nội bộ tại các doanh nghiệp.
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự.
- Liên thông với các chương trình nâng cao ở bậc sau đại học của các trường đại học trong nước và quốc tế.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để học tiếp và có thể thi để lấy các chứng chỉ hành nghề của Việt Nam, quốc tế như Luật sư, Kiểm sát viên, Công chứng viên,...
Trình độ ngoại ngữ và tin học
- Ngành Luật yêu cầu chuẩn đầu ra đối với trình độ Ngoại ngữ khi thỏa một trong các điều kiện sau đây:
+ Có trình độ Tiếng Anh tối thiểu B1 (khung tham chiếu Châu Âu) hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định ở khung năng lực ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ do Trường tổ chức.
+ Có kết quả đạt các học phần Tiếng Anh chính quy do Trường tổ chức.
- Ngành Luật yêu cầu chuẩn đầu ra đối với trình độ Tin học khi có kết quả đạt kỳ thi chuẩn đầu ra tin học do Trường tổ chức.
Chuẩn đầu vào
Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam) thỏa điều kiện dự tuyển theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo các phương thức xét tuyển
Tùy vào từng phương thức xét tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, Trường Đại học Võ Trường Toản quy định cụ thể như sau:
- Phương thức 1 (xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THPT quốc gia): Xét tuyển đối với các thí sinh có điểm xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Võ Trường Toản quy định.
- Phương thức 2 (xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp THPT/điểm học bạ): Điểm xét tuyển từ 18,0 điểm trở lên (tổng điểm 03 môn trong tổ hợp xét tuyển sau khi đã cộng các điểm ưu tiên).
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi riêng để tuyển sinh của Nhà trường hoặc của các cơ sở giáo dục đại học (các đại học, học viện, trường đại học) tổ chức.
Chuẩn đầu ra
Kiến thức
- Nhận biết, giải thích và thể hiện khả năng hệ thống hóa kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là luật và kinh tế; biết vận dụng giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra trong đời sống - xã hội; nắm bắt kiến thức về lý luận chính trị, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất.
- Diễn giải một cách có hệ thống những kiến thức tổng quát về các lĩnh vực văn hóa, lịch sử và xã hội để giải quyết các mối quan hệ trong tổ chức, điều hành và quản lý.
- Nhận biết, diễn giải và vận dụng thực tế kiến thức cơ sở ngành vững chắc; nắm vững các kiến thức chuyên môn ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
- Nhận biết, diễn giải các kiến thức pháp luật về lĩnh vực hành chính, hình sự, dân sự; am hiểu các kiến thức thực tiễn mang tính thời sự về hoạt động hành chính, hình sự, dân sự trong nước cũng như thế giới.
- Nghiên cứu, phân tích kiến thức lý thuyết vào công tác chuyên môn; vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào kỹ năng thực hành giải quyết các vụ án, vụ việc; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc về pháp luật.
Kỹ năng
- Vận dụng thành thạo các kỹ năng xử lý, soạn thảo văn bản trong quản lý, điều hành và kinh doanh; biết khai thác hiệu quả thông tin qua Internet.
- Vận dụng kiến thức về cách tổ chức nhóm cho hoạt động khoa học và thực tiễn; vận dụng phương pháp lấy thông tin và truyền tải thông tin chính xác của các kiến thức chuyên ngành đến những đối tượng khác nhau và vận dụng trong nghiên cứu khoa học.
- Thể hiện khả năng áp dụng các kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, kỹ năng viết chuyên ngành.
- Thể hiện năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự đã được đào tạo.
- Thể hiện khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về pháp lý.
- Vận dụng kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn và các dạng tư duy khác (biện chứng, phân tích, phán đoán).
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Thể hiện phẩm chất chính trị - đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị.
- Thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học.
- Thể hiện ý thức rèn luyện sức khỏe tốt, phù hợp với hoạt động nghề nghiệp ngành, chuyên ngành.
< Lùi | Tiếp theo > |
---|