Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo cử nhân Kế toán nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kế toán theo hướng chuyên nghiệp, nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, có khả năng tư duy sáng tạo và các kỹ năng làm việc theo nhu hiện đại.
Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức
- Trang bị cho người học có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Đào tạo người học thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán; có tư duy độc lập.
- Đào tạo người học có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.
- Đào tạo người học nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành.
- Trang bị cho người học trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng an ninh, năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành.
Kỹ năng
- Đào tạo người học có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành và có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc liên tục thay đổi.
- Rèn luyện cho sinh viên có tác phong nghề nghiệp, có kỹ năng học tập suốt đời, khả năng tự nghiên cứu, khả năng thích ứng và làm việc trong môi trường đa văn hóa và bối cảnh toàn cầu hóa; có sức khỏe, đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm công dân.
- Đào tạo người học có năng lực làm việc trong các doanh nghiệp, công ty, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính ngân hàng; có năng lực học sau đại học ngành kế toán và các ngành có liên quan.
Thái độ
- Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; có ý thức kỷ luật và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
- Có tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Nhân viên kế toán: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế - xã hội; có thể đảm nhiệm các vị trí kế toán như: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ và triển vọng trở thành kế toán trưởng.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn: có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính; có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.
- Trợ lý kiểm toán: có khả năng làm việc tại các công ty kiểm toán; có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp; Triển vọng trong tương lai có thể trở thành trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp.
- Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kế toán, kiểm toán; giảng dạy.
- Đáp ứng được với các yêu cầu học tập ở các trình độ thạc sĩ trong lĩnh vực kế toán, tài chính, kinh tế và kinh doanh.
Trình độ ngoại ngữ và tin học
- Trình độ ngoại ngữ: ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn hoặc các chứng chỉ tương đương theo quy định của Nhà trường.
- Trình độ tin học: đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành.
Chuẩn đầu ra
Khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành kế toán trình độ đại học, người học nắm vững các kiến thức, có những kỹ năng và thể hiện được mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân như sau:
Kiến thức:
Khối kiến thức giáo dục đại cương
- Khái quát hóa chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; chính sách quốc phòng toàn dân và các vấn đề cơ bản của pháp luật.
- Vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị và tin học để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
Khối kiến thức cơ sở ngành
- Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp.
- Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực tài chính – kế toán.
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, marketing, quản trị học.
Khối kiến thức chuyên ngành
- Có kiến thức về luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, và các văn bản pháp quy có liên quan đến kế toán, tài chính và thống kê.
- Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp phù hợp với chuẩn mực kế toán, tài chính và thống kê.
- Có kiến thức về tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội bao gồm: hệ thống thông tin kế toán, chứng từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
- Có kiến thức và đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, và đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán; và có kiến thức căn bản về kiểm toán.
Kỹ năng:
Kỹ năng cứng
Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội
- Tiếp cận được các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo.
- Vận dụng được quy định luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành đào tạo.
- Ứng dụng được khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.
Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp
- Thực hiện được các công việc cơ bản về lập kế hoạch tài chính, tổ chức thống kê hoạt động kinh doanh; thực hiện các quy định về thuế trong các hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện được các công việc cơ bản về marketing và tham gia thực hiện văn hóa kinh doanh; thực hiện được những nội dung cơ bản về xây dựng, thực hiện và kiểm tra các hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức và triển khai được các công việc được giao về quản trị doanh nghiệp.
Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn
- Vận dụng, tuân thủ các chuẩn mực và Pháp luật về tài chính – kế toán trong công tác kế toán và thống kê.
- Thu thập, phân loại, xử lý và tổ chức hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với chuẩn mực kế toán.
Tham gia tổ chức được hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức triển khai hệ thống thông tin kế toán, hệ thống chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
- Tổ chức được công tác kế toán tại doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội.
- Thực hiện báo cáo thuế, thống kê và lưu trữ thông tin kế toán theo quy định của Pháp luật.
- Tham mưu được về tài chính – kế toán cho Thủ trưởng đơn vị.
- Vận dụng, thiết kế được thông tin kế toán phục vụ cho công tác ra quyết định của Lãnh đạo.
- Sử dụng được các phần mềm kế toán và tham gia, phối hợp được với các tổ chức kiểm toán.
Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức được các hoạt động và phát triển nhóm; làm việc chuyên môn được trong nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, giao tiếp được bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
- Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, ở phạm vi toàn cục; biết được sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
- Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
- Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng anh; sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Power Point) và một số phần mềm kế toán; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giao tiếp và thu thập thông tin cho học tập và nghiên cứu.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Năng lực tự chủ
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi đối với sự thay đổi, sẵn sàng làm việc độc lập, làm việc với người khác, có khả năng tiếp thu và bảo vệ quan điểm, biết công nhận thành quả của người khác, biết chấp nhận thất bại và rút kinh nghiệm.
- Tự học tập tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
- Có khả năng lập kế hoạch và điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; biết đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
Trách nhiệm
- Có phẩm chất chính trị: chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; quan điểm chính trị vững vàng, biết xử lý hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể – tổ chức và quốc gia.
- Có phẩm chất đạo đức cá nhân: có bản lĩnh, tự tin, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp; Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: trung thực, trách nhiệm, tin cậy, tỉ mỉ, nguyên tắc, hành xử chuyên nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ các quy định đặc thù của nghề nghiệp; luôn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc và ứng xử hàng ngày tạo một phong cách làm việc chuyên nghiệp.
- Có phẩm chất đạo đức xã hội: có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng; biết trân trọng các giá trị đạo đức xã hội, các dân tộc; biết nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân đối với xã hội; tư cách, tác phong đúng đắn, chuẩn mực trong quan hệ xã hội; và biết phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
Kế toán tuy là một nghề không mới, nhưng vẫn luôn là một nghề chủ lực của nền kinh tế. Đặc biệt, trong thời buổi kinh tế thị trường hỗn loạn, nhiều giá trị bị đảo lộn, các doanh nghiệp, tổ chức rất cần những kế toán viên giỏi để chăm lo cho việc chi tiêu ngân sách và quản lý tài chính cho mọi hoạt động khác của doanh nghiệp, tổ chức. Hiện nay, việc ngành kế toán trở thành một trong ba ngành hút thí sinh nhất tại các kỳ thi Đại học, Cao đẳng đã chứng tỏ việc làm kế toán có giá đến mức nào. Công việc ổn định cộng với thu nhập cao và cơ hội việc làm lớn là những tiêu chí không thể bỏ qua của các ứng viên tìm việc làm kế toán. Ngoài ra, kế toán là một ngành tương đối dễ xin việc và không sợ thất nghiệp, vì nhu cầu tuyển dụng luôn luôn ở mức cao. Kế toán luôn có sức hút mạnh mẽ trên thị trường lao động. Với những người yêu thích các con số, các bảng thống kê và sự chính xác, kế toán là một lựa chọn hợp lý. Thêm vào đó, khả năng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng tin học thành thạo (đặc biệt về phần mềm Kế toán) là một lợi thế cho vị trí kế toán tại các công ty có quy mô lớn, công ty đa quốc gia với mức thu nhập hấp dẫn và nhiều cơ hội thăng tiến. 1. Kế toán là gì? Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước... cho lãnh đạo đơn vị, từ đó có những giải pháp quản lý phù hợp, thúc đẩy đơn vị ngày càng lớn mạnh. Mỗi đơn vị doanh nghiệp hay tổ chức nếu muốn hoạt động đều có một tài sản nhất định. Trong quá trình tồn tại, đơn vị đó sẽ có những hoạt động mua, bán, đầu tư… gọi là những hoạt động kinh tế tài chính. Doanh nghiệp sẽ thực hiện những hoạt động này bằng cách cân nhắc các câu hỏi: “Tài sản doanh nghiệp hiện tại là bao nhiêu? Giá bán và giá nhập khẩu các nguyên liệu? Đầu tư đang lỗ hay lãi?... Bộ phận kế toán sẽ là người chịu trách nhiệm trả lời những câu hỏi đó. 2. Nghề kế toán làm việc ở đâu? Là một nhân viên kế toán, bạn sẽ làm việc tại bộ phận kế toán của các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, công ty... thường được gọi là Phòng Tài vụ hay Phòng Tài chính kế toán, Ban Tài chính kế toán... Mọi cơ quan, tổ chức nhà nước hay các công ty, doanh nghiệp ở bất kì lĩnh vực nào trong xã hội đều phải tiến hành công tác kế toán. (Điều này đã được quy định rõ trong Luật Kế toán nước ta). Thời gian làm việc của kế toán viên thường theo giờ hành chính. Nội dung việc làm kế toán ít thay đổi. Công việc đòi hỏi bạn phải bám sát, áp dụng các chế độ chính sách mới của Nhà nước cũng như các quy định mới của đơn vị về quản lý kinh tế, tài chính. Tức là công việc này cũng rất cần sự năng động, ham học hỏi để tiếp thu những cái mới, tham mưu cho lãnh đạo để đơn vị hoạt động ngày càng hiệu quả. 3. Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng của nghề kế toán: Kế toán là một nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi nhỏ (ở từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp) cho tới quản lý ở phạm vi lớn hơn (toàn bộ nền kinh tế quốc dân) đều cần đến kế toán. Mỗi năm nước ta có gần 2000 doanh nghiệp mới được thành lập. Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2010, nước ta phấn đấu có khoảng 500.000 doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tính trung bình cần từ 4 đến 6 nhân viên kế toán làm việc. Đây là một con số nhân lực không nhỏ mà ngành kế toán cần đến, cũng là cơ hội tìm việc làm cho bạn. Công việc ổn định là đặc điểm của kế toán. Công việc kế toán thường diễn ra chủ yếu tại Phòng Kế toán của các đơn vị, thời gian làm việc thường theo giờ hành chính (trừ trường hợp đặc biệt như đến kỳ lập báo cáo kế toán thì có thể phải làm thêm ngoài giờ). Nếu bạn là nữ, nghề này được coi là rất ổn định bên cạnh nghề giáo viên. Tất nhiên, vì thế, bạn cũng có nhiều điều kiện hơn để chăm lo cho gia đình riêng của mình. Tuy nghề kế toán là khá ổn định nhưng không có nghĩa là đơn điệu hay nhàm chán. Bạn vẫn được làm việc trong một môi trường năng động và nhiều thử thách. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị kinh tế hiện nay, ngoài việc thực hiện thành thục công việc kế toán, bạn còn phải có những ý kiến tham mưu cho người lãnh đạo để đơn vị hoạt động ngày càng hiệu quả. Thu nhập của nhân viên kế toán ngày càng cao. Đây là một thực tế và cũng là một lý do rất chính đáng để nhiều người trong số các bạn chọn nghề kế toán. Mức lương nói chung của nhân viên kế toán hiện nay hoàn toàn có thể khiến bạn tạo được một cuộc sống ổn định. Kế toán viên là người tạo niềm tin cho mọi người. Một doanh nhân thành đạt đã nói rằng: “Tôi chỉ có thể ngủ ngon khi có một kế toán trưởng giỏi”. Tài sản của cả một đơn vị đang do bạn “nắm giữ” trên các trang sổ kế toán bằng các phương pháp kế toán mà bạn được đào tạo. Làm tốt công việc kế toán, bạn sẽ tạo niềm tin cho mọi người trong đơn vị thông qua những con số kế toán mà bạn cung cấp.· Để trở thành một kế toán viên giỏi, bạn cần có những phẩm chất và kỹ năng sau đây: |